Nhà nước có nên tiếp tục đặt hàng, tài trợ cho điện ảnh?
 
Thứ Ba, 07/10/2014 09:34

Song song với đặt hàng, Nhà nước nên có chính sách mua phim của các công ty, nhà sản xuất phim nếu như bộ phim đó phù hợp với tiêu chí về đề tài, nội dung…

 
 
 
 
 

Nhà nước có nên tiếp tục đặt hàng, tài trợ cho điện ảnh?
 

Xuất phát về việc bộ phim Sống cùng lịch sử có kinh phí đầu tư 21 tỷ đồng nhưng là bộ phim kén khách đã một lần nữa dấy lên những tranh luận về tính khả thi của các bộ phim do nhà nước đầu tư. Nhưng đồng thời cũng cho thấy không ít người đã hiểu lầm về vai trò và sứ mệnh của dòng phim do nhà nước đặt hàng…

Cnh_trong_phim_Nhng_ngi_vit_huyn_thoi

Từ cú sảy chân và bị tổn thương

Trước hết, cần phải nói rõ rằng, Cục điện ảnh, vốn được Nhà nước ủy quyền trách nhiệm là chủ đầu tư cho bộ phim Sống cùng lịch sử, chính là cơ quan giữ bản quyền bộ phim. Vì thế, sau khi Hãng phim truyện Việt Nam hoàn thành và bàn giao cho Cục điện ảnh ngoài dịp công chiếu vào lễ kỷ niệm 30/4 và 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Sống cùng lịch sử được Cục điện ảnh lên kế hoạch hợp tác với một công ty phát hành phim trong nước để đưa phim ra rạp vào tháng 12 tới. Tuy nhiên, đạo diễn Nguyễn Thanh Vân đã tự ý mang phim đi liên hệ với một số rạp để họ thu xếp lịch chiếu phim đúng dịp Quốc khánh 2/9. Hành động mang tính tự phát của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân được hiểu là xuất phát từ mong muốn bộ phim được giới thiệu tới công chúng, những người làm phim muốn khán giả được sống trong những ngày lịch sử của dân tộc và cảm xúc của họ sẽ được bồi đắp thêm bằng những thước phim lịch sử… Nhưng vốn chỉ là một người làm phim đơn thuần, đạo diễn Nguyễn Thanh Vân đã hiểu khá đơn giản về cách đưa bộ phim ra thị trường vốn đầy sự phức tạp và nhiều rủi ro. Kết quả mà ai cũng nhìn thấy và biết trước, Sống cùng lịch sử đã không đủ sức cạnh tranh với các phim giải trí vì nó hoàn toàn không phải là bộ phim mà khán giả muốn xem để giải trí. Trước đó, đi kèm với thông tin về dự án Sống cùng lịch sử luôn có một mệnh đề: Bộ phim được Nhà nước đặt hàng nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Như thế để biết rõ nhiệm vụ của bộ phim, của các nhà làm phim. Tuy nhiên, không thể nói rằng các nhà làm phim vì thế chỉ làm cho có, cho xong nhiệm vụ. Vì nếu mang tâm lý làm cho xong, đạo diễn đã không nôn nóng đem đứa con tinh thần của mình ra “khoe” với công chúng.

Cnh_trong_phim_Sng_cng_lch_s

Trong câu chuyện phát hành phim tự phát của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, xem như anh đã sảy chân. Và vì sảy chân cho nên bị thương. Điều này hoàn toàn logic. Tuy nhiên, đạo diễn Nguyễn Thanh Vân đã bị tổn thương vì sự độc ác của những câu từ xuất hiện trên các tờ báo và trang mạng xã hội. Xin phép không trích dẫn ra đây, nhưng có những người đã đi quá xa câu chuyện liên quan đến nghề nghiệp, phim ảnh mà dấp dính vào cá nhân, vào con người. Thế mới biết, làm đạo diễn là một nghề thực ra cũng chẳng sung sướng gì khi mà vừa lăn lộn trên phim trường trở về lại tiếp tục bị quăng quật trên mặt báo. Xem như đây cũng là dịp để đạo diễn Nguyễn Thanh Vân rút kinh nghiệm và có được bài học trong cuộc chơi sòng phẳng với truyền thông. Anh đã từng chia sẻ rất nghiêm túc, tự đáy lòng mình, trong đó có cả sự hồi hộp, lo lắng sau khi hoàn thành bộ phim Sống cùng lịch sử như sau: “Điều canh cánh nhất của những người làm những bộ phim thuộc dòng phim nhà nước là làm thế nào để phim đến được với khán giả. Còn cách nào thì đó là sự tổng hợp các hoạt động của giới truyền thông, công tác PR lẫn thái độ của những người làm phim, kể cả những người bỏ tiền ra là nhà nước. Tôi nghĩ, mọi người nên tận tâm với điều đó, cộng với hệ thống truyền thông phải có sự quan tâm thực sự. Nếu chúng ta cứ hững hờ thì như thế là bất công đối với bộ phim”. Thế nhưng, đổi lại, truyền thông đã đem đến cho Nhà nước, bộ phim và đạo diễn điều gì? Họ hầu như không xem phim và tự cho mình quyền phán xét những điều không nằm trong phạm vi hiểu biết của mình. Như thế đó!
 

Bao_gi_cho_n_thng_10_-_mt_tc_phm__i_ca_in_nh_Vit_c_nh_nc_u_t_sn_xut
 

Xung quanh cuộc tranh luận dữ dội vừa qua, có ý kiến cho rằng các hãng phim nên từ chối làm phim theo đơn đặt hàng của nhà nước. Rõ ràng, khi nêu ra điều này, truyền thông hoàn toàn không hiểu bản chất của vấn đề. Đó là nhiệm vụ mà các nhà làm phim được giao. Có lẽ họ cho rằng, nếu không làm phim đặt hàng thì các đạo diễn sẽ thất nghiệp chăng? Các nhà làm phim cũng như tất cả mọi người, đều có lòng tự trọng, có danh dự nghề nghiệp vì họ là nghệ sỹ mà nghệ sỹ thì cái tôi lại càng lớn. Đừng nói là nghệ sỹ không có trách nhiệm khi mà chúng ta chưa gặp họ, chưa thấy sự lo lắng, mệt mỏi trên gương mặt họ khi làm phim. Bất cứ nhà làm phim nào khi hành nghề cũng đều lăn xả, cũng vật vã như nhau dù họ làm phim thương mại hay phim đặt hàng.

Đừng nhìn doanh thu để đánh giá bộ phim

Cái sai của các nhà làm phim Sống cùng lịch sử là đưa phim vào kinh doanh. Bởi vì ngay từ khi đặt hàng, nhà nước không yêu cầu phim phải thu hồi vốn. Nếu Nhà nước đưa ra 1 triệu USD chi phí sản xuất Sống cùng lịch sử kèm với yêu cầu phải thu lại được ngần đó tiền thì chắc chắn các nhà làm phim sẽ từ chối. Đồ rằng, trong bối cảnh hiện nay với nguồn nhân lực và trình độ kỹ thuật như hiện nay ở nước ta, sẽ không có nhà làm phim nào trong nước đủ dũng cảm nhận lời. Đó là một khó khăn cần được giải mã không chỉ ở phía các nhà làm phim mà còn là thị trường, là thị hiếu khán giả.

Thin_mnh_anh_hng_-_mt_phim_t_nhn_chm_n__ti_lch_s_cng_tht_bi_v_mt_doanh_thu

Phim dã sử Thiên mệnh anh hùng rất hấp dẫn, nhưng nó đã không đem lại kỳ vọng về doanh thu cho nhà sản xuất. Các bài học thất bại về đầu tư điện ảnh vẫn còn nóng hổi trong giới nghệ sỹ. Từ thập niên 1990 khi nhà sản xuất Thái Hòa (hiện là Phó giám đốc Hãng phim Giải phóng) làm xong phim Hồng Hải Tặc là “4 căn nhà và hai miếng đất ở Sài Gòn cũng đi luôn” cho tới bây giờ những bài báo về chuyện nợ nần ít nhiều liên quan đến đầu tư phim ảnh của diễn viên Phước Sang, Chánh Tín… mấy ai là không biết!

Khng_c_nh_nc_u_t_liu_c_ai_dm_lm_nhng_phim_nh_Chi_vi

Trở lại với câu chuyện mà báo chí mượn cớ Sống cùng lịch sử “kén khách” để lật lại vấn đề hiệu quả của các bộ phim do Nhà nước đặt hàng và đầu tư kinh phí sản xuất. Thực ra, đây là dòng phim gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của điện ảnh Việt Nam trong 60 năm qua. Chúng ta đều biết rằng, trong hai cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, Đảng và Nhà nước đã sử dụng nghệ thuật như một phương tiện để cổ vũ tuyên truyền đồng thời tri ân những cá nhân, tập thể đã cống hiến cho nền hòa bình độc lập dân tộc. Và không chỉ điện ảnh, Nhà nước còn đặt hàng nhiều lĩnh vực khác như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, văn học… Trước đây, phim Việt Nam mà khán giả được xem đều là những bộ phim do nhà nước đặt hàng, những bộ phim, theo cách nói bình dân là “Phim cúng cụ”. Và vì được xem những bộ phim cúng cụ này mà người Việt Nam thêm tự hào về đất nước, quê hương mình. Xét ở góc độ hẹp hơn là biết và yêu nền điện ảnh nước nhà. Với tất cả những điều đó, nhà nước lúc nào cũng cần những bộ phim như vậy. Bên cạnh đó, cần phải biết rằng, ở bất kỳ thời điểm nào thì mỗi quốc gia dân tộc cũng đều có một nền văn hóa văn nghệ phục vụ và tôn vinh chính đất nước đó, dân tộc đó. Để làm được điều này, nhà nước phải dành một khoản ngân sách cho văn hóa văn nghệ mà không tính lãi lời. Vì thế, một lần nữa, chúng ta cần hiểu rõ Nhà nước đặt hàng điện ảnh làm phim tuyệt đối không phải mục đích kiếm tiền. Vậy nên, dù có thể có một vài phim chưa thực sự xuất sắc về mặt nội dung và nghệ thuật nhưng về cơ bản dòng phim do nhà nước đặt hàng hiển nhiên là dòng chảy chính của điện ảnh Việt. Dòng chảy đó đã hiện diện cùng với thời gian và những biến động của lịch sử. Dòng chảy đó cần phải được tiếp tục duy trì và khơi nguồn mạnh mẽ.  

Song song với đặt hàng, Nhà nước nên có chính sách mua phim của các công ty, nhà sản xuất phim nếu như bộ phim đó phù hợp với tiêu chí về đề tài, nội dung…

Thảo Nguyên (Nguồn TGĐA)

 
THẾ GIỚI ĐIỆN ẢNH 5/10/2014 - "Các Dòng Phim Đều Chảy..." (Thứ Ba, 07/10/2014 08:49)
Sơ khảo VMU 2014 tại TP. HCM và Cần Thơ: Bữa tiệc muôn màu “vẻ đẹp của sự thông minh” (Thứ Ba, 23/09/2014 11:20)
“Trung thu Hội ngộ" cùng sao Việt (Thứ Tư, 10/09/2014 11:30)
NSƯT Mỹ Uyên “Tôi gai người ngay khi đọc kịch bản!” (Thứ Tư, 10/09/2014 11:13)
THẾ GIỚI ĐIỆN ẢNH SỐ 17: "Ca sĩ & Điện ảnh" (Thứ Sáu, 05/09/2014 02:10)
Sơ khảo VMU 2014 tại Hà Nội: Ngập tràn hương sắc Hà thành (Thứ Sáu, 05/09/2014 02:02)
Cứ kiêu hãnh đi, độc thân ơi! (Thứ Năm, 04/09/2014 11:42)
Scandal – Hào quang trở lại: Sẵn sàng bùng nổ phòng vé (Thứ Sáu, 29/08/2014 03:44)
THẾ GIỚI ĐIỆN ẢNH 20/08/2014 - "Tình yêu trong mưa" (Thứ Tư, 20/08/2014 05:09)
Tina Tình… lênh đênh trọn vẹn trong Mất xác (Thứ Ba, 19/08/2014 05:22)
Lê Khánh - Tuổi 30 độc thân vui tính (Thứ Ba, 05/08/2014 01:25)
Lộ ảnh thân mật của “tình cũ” Tiến Đoàn và Trường Giang (Thứ Sáu, 01/08/2014 09:54)
Thế Giới Điện Ảnh số 14 (tháng 7/2014) "Sắc màu Đông Nam Á" (Thứ Tư, 23/07/2014 10:25)
Tưng bừng sinh nhật IMC - TodayTV lần 6 (Thứ Hai, 21/07/2014 10:28)
Khi nghệ sỹ hài… khóc vì sự cố trên phim (Thứ Ba, 15/07/2014 09:38)
 
 
 
LIÊN HỆ
Đề cử
Bình chọn
Giới thiệu
TRANG CHỦ
Bản quyền thuộc Tập đoàn Quốc tế Truyền thông IMC. Bảo lưu mọi quyền.

Địa chỉ: 62 Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1, Tp.HCM. Email: info@imcorp.com.vn. Điện thoại: (028) 3848 0678